Sự Khó nhọc của nghề làm muối

Ninh Thuận là tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có bờ biển dài hơn 100 km, nước biển có độ mặn cao, năng lượng bức xạ lớn, nhiều nắng, gió… Trong điều kiện lý tưởng nhưng lại rất khắc nghiệt ấy, để làm ra được hạt muối, người dân đã phải đổ ra nhiều mồ hôi và chính công sức lao động đã góp phần làm nên một vùng muối chất lượng cao thuộc loại nhất nước, cũng là vùng muối, quy mô lớn nhất nước, được coi là thủ phủ muối của miền Nam.

Post by admin

22:55 - 27/06/2020

Bình luận
1. Điều kiện tự nhiên thuận lợi
Với hơn 105km bờ biển cộng với thời tiết gần như nắng nóng quanh năm, Ninh Thuận được đánh giá là một trong những tỉnh có tiềm năng lợi thế để sản xuất muối.

2. Diện tích làm muối của Ninh Thuận
Toàn tỉnh hiện có 2.371 ha đất làm muối, trong đó có 1.891 ha muối công nghiệp và 480 ha muối nền đất (còn gọi là muối ăn, muối diêm dân). Nếu cả nước có 7 đồng muối lớn thì Ninh Thuận đã có đến 3 là: Cà Ná, Tri Hải và Đầm Vua. Sản lượng muối của Ninh Thuận chiếm khoảng 50% tổng sản lượng muối cả nước. Tại Ninh Thuận đã hình thành nhiều vùng sản xuất muối, như: Cà Ná (huyện Thuận Nam); các xã Phương Hải, Tri Hải, Nhơn Hải (huyện Ninh Hải)…
3. Thời gian làm muối
Hằng năm, diêm dân bước vào vụ sản xuất muối nền đất từ tháng 12 năm trước đến hết tháng 8 của năm sau. Năm nào nắng hạn kéo dài thì kết thúc niên vụ vào tháng 9.

4. Quy Trình Làm Muối
Quy trình sản xuất khá đơn giản. Ðối với ruộng muối nền đất, khi bước vào đầu vụ, diêm dân đầu tư hơn mười triệu đồng để san lấp ổn định độ bằng phẳng, tạo”da đất” cho ruộng, sau đó bơm hút nước biển vào ruộng, đợi nước biển bốc hơi khoảng 7 ngày thì thu hoạch muối. Cứ thế, xong đợt một, lại tiếp tục bơm nước biển vào, đợi nước bốc hơi và thu hoạch cho đến hết mùa vụ của năm.
Hiện tại, toàn tỉnh Ninh Thuận có gần ba nghìn lao động tham gia sản xuất muối, trong đó có khoảng 30% là lao động thời vụ. Cách làm muối thủ công, cho nước biển vào ruộng để kết tinh muối trên đất, kết tinh ngắn ngày, sản phẩm muối sẽ rất nhiều tạp chất, chất lượng không cao. Nghề muối lại là cái nghề vất vả không kém gì nghề trồng lúa, trông chờ vào thiên nhiên. Năm nào nắng đều đều thì sản lượng khá, nếu mưa rải đều là mất vụ muối.

5. Muối Trắng và Muối Đen?
Muối Đen: là từ dân gian dùng để chỉ sản phẩm muối dựa trên mô hình làm muối truyền thống, chỉ bơm nước biển vào mặt đất đã được làm bằng phẳng. Những ruộng muối như thế này sẽ cho ra sản phẩm bị pha lẫn rất nhiều tạp chất màu đen nên người dân hay gọi là muối đen. Loại này giá trị kinh tế thấp và không được ưa chuộng.
Muối trắng: là mô hình sản xuất muối sạch bằng phương pháp trải bạt trên nền đất, chính vì vậy, khi nước biển được bơm vào, bốc hơi và cho ra chất lượng muối rất cao, có màu trắng tinh rất đẹp nên gọi là muối trắng. Nhược điểm của mô hình sản xuất này là giá thành đầu tư cho lớp bạt phủ khá cao.
6. Giá Thành Muối Hiện Nay
Giá Muối ở Việt Nam hiện nay sẽ giao động từ 500 đồng/kg đến 1000 đồng/1kg. Mức 1000 đồng/kg được xem là trúng giá cho các diêm dân.

                                                                                                                                                                                                                      nguồn: vguideschannel.

 

0944738568